PIXEL FACEBOOK trang Dúi giống Dúi thịt TPHCM SCHEMA DÚI GIỐNG TPHCM

{Mẹo} CÁCH LỰA CHỌN GIỐNG DÚI TỐT

CÁCH CHỌN GIỐNG DÚI TỐT

Sau khi đã hoàn thành phần hướng dẫn kỹ thuật làm chuồng nuôi dúi tiếp đến thì tôi chia sẽ với các bạn các giống dúi tốt và được nhiều người nuôi hiện nay và dựa trên tổng quan về các giống này thì chúng tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn nuôi giống dúi nào là tốt nhất và mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình mình nhất. Đừng quên đọc đến hết bài sẽ có những kiến thức thật sự bổ ích bo bạn đấy.

Ở bài viết trước chúng tôi có chia sẽ các giống dúi thông dụng hôm trước thì hiện tại có

  4 loài dúi người nuôi thường hiện nay

Dúi trắng



Dúi trắng hiện tại thì số lượng rất ít và thật sự đây không phải là một giống dúi thuần chủng và buôn bán đại trà theo kinh nghiệm cùng với thông tin được chia sẽ từ nhiều chủ trại nuôi dúi thì thật sự dúi trắng được sinh sản ra từ loài dúi mốc lớn và việc sinh sản ra dúi màu trắng này thì khá là hiếm cho nên nếu các bạn muốn nuôi con dúi trắng này thì theo mình chỉ nên nuôi làm dúi kiểng cho đẹp thôi chứ không có giá trị kinh tế nhiều.

Dúi Nâu

Dúi nâu tại tphcm

Loài dúi nâu này có khu vực phân bố từ miền đông Nepal (tới độ cao 2.000 m trên mực nước biển [Molur et al. 2005]), qua đông bắc Ấn Độ (Assam, Manipur, Meghalaya, Mizoram, Nagaland và Tây Bengal), Bhutan, đông nam Bangladesh, Myanma, Hoa Nam, tây bắc Việt Nam, Thái Lan và Campuchia (Musser và Carleton 2005). Loài này có các biến thể hình thái và điều này gợi ý rằng sửa đổi phân loại có thể là hữu ích, cách nuôi cũng khá khó . Các nhóm trong phức hợp loài này nói chung đã được ghi nhận tại các độ cao từ sát mực nước biển cho tới khoảng 4.000 m trên mực nước biển. Đây là một phức hợp loài chưa được dung giải trọn vẹn, với một số đơn vị phân loại chỉ hạn chế ở những độ cao nhất định, nhưng khoảng cao độ lại không là ổn định trong suốt khu vực phân bố đã biết.

DÚI MÓC NHỎ

dúi móc nhỏ tại tphcm

Dúi mốc nhỏ, hay còn gọi là chuột tre Trung Hoa (danh pháp hai phần: Rhizomys sinensis) là một loài gặm nhấm trong họ Spalacidae. Loài này sinh sống ở miền nam Trung Quốc, miền bắc Myanma, miền bắc Việt Nam và có thể có ở Lào.

Dúi má đào

dúi má đào tại tphcm

Dúi má đào – Rhizomys sumatrensis (còn gọi là dúi má đỏ hay má vàng): có thể đạt 3 kg. Lông má hanh đỏ. Thức ăn gồm rễ các loài cây thuộc họ cỏ Poaceae và một số loài cây thuộc họ ngũ gia bì Araliaceae.

Dúi móc lớn

dúi móc lớn tại tphcm

Dúi mốc lớn – Rhizomys pruinosus: nặng 0,5 – 0,8 kg, dài 25 – 35 cm. Bộ lông thô màu mốc đốm trắng. Dúi mốc sống ở đồi thấp, trên sườn núi đất thoai thoải có nhiều loài thực vật tre, trúc. Sống theo gia đình 3 đến 5 con trong hang tự đào và hầu như không lên khỏi hang. Hang Dúi dài, nhiều ngách. Mọi hoạt động đều diễn ra trong hang.

Và giống dúi hiện nay nuôi mà mang lại hiệu quả kinh tế cao và được nhiều người ưa chuộn chọn làm vật nuôi là loài dúi mốc lớn. Khi bạn nuôi dúi trưởng thành thì con có thể đạt đến số kí 1.2kg - 1.5kg mang lại hiệu quả kinh tế rất tốt.

Thêm nữa là khi các bạn vào trại dúi khi chính tay bạn lựa chọn thì theo kinh nghiệm của tôi các bạn nên chọn các con dúi có mắt to sáng và tay chân không có bị thẹo, răng đều không bị gãy hay mẻ thì các con dúi đó là các con dúi tốt có thể làm giống tốt cho các bạn.

Chúng tôi sẽ làm rõ thêm một chút cho bạn đọc người chưa biết gì về dúi được hiểu tại sao phải dựa trên các yếu tố mà chúng tôi nêu trên mà không dựa trên yếu tố khác:

Mắt dúi sáng

Thường đối với dúi giống mà các bạn  mua về nuôi nên nhìn vào con mắt dúi xem có tinh anh và sáng không vì đối với một số con gì tiếp xúc với ánh sáng nhiều mắt dúi sẽ bị mờ, và thị lực kém dẫn đến lúc nếu như chúng ta nuôi chung dúi với nhau những con khỏe sẽ thấy đường tốt hơn và giành ăn với các con dúi bị mắt mờ này và dúi bị giành ăn làm cho lâu lớn còi cọc, thậm chí không để ý kỹ đôi khi vì bị giành ăn hết dúi không ăn được dẫn đến cắn nhau tới chết thì thôi.

Tay, chân dúi không bị thẹo

Tại sao lại không chọn những con bị thẹo tay chân và tại sao chúng lại bị như vậy? Thường thì do giành ăn với nhau cho nên dúi hay cắn nhau để giành lấy thức ăn cho nên tay chân thường xuyên bị sẹo. Có một trường hợp tôi được người nuôi chia sẽ là "Dúi, tôi nuôi 3 con lúc nào cho ăn cũng cho 3 phần ăn riêng, tại sao lúc nào cũng gầm gừ và cắn nhau?". Thì tôi cũng đã chia sẻ rằng trong trường hợp này chúng ta biết rằng chúng ta cho ăn 3 phần là đủ nhưng theo bạn nghĩ: "Dúi nó có biết là trong chuồng có 3 phần ăn thằng kia ăn phần đó rồi và phần còn lại của mình không?" Chắc chia sẻ đến phần này thì bạn cũng đã hiểu rõ hơn câu hỏi tại sao bên trên. Còn nếu bạn mua con giống bạn thấy nó đẹp, dễ thương quá mà bị thẹo không lấy thì cũng tiếc. Tôi mác nhỏ này: "Cứ lấy đi không sao đâu" vì nếu con đó đang trong quá trình lành bệnh thì bạn có thể tự tin nuôi và may đâu người nuôi lại bán những con đó rẻ hơn thì coi như bạn đã lời to.

Răng dúi đều

Đọc đến răng đều chắc bạn nghĩ là vô lý "răng đều liên quan gì đến giống dúi tốt?". Tôi nói thật đấy. Đây cũng là một cách mà bạn có thể phân biệt được con dúi rừng và con dúi nuôi. Tại sao tôi lại nói vậy thường thì dúi rừng trong lúc đi săn người thợ săn dúi hay bẻ răng con dúi để cho nó họ không bị dúi cắn cho răng của nó gãy và thiếu dẫn đến ăn uống cũng kém. Chúng ta mua cũng nên để ý đến điểm này, mặc dù là nó ít khi xảy ra nhưng bạn chuẩn bị cho mình kiến thức vẫn hơn.


Bài viết chi sẽ thông tin cùng mọi người các bạn có nhu cầu tham quan hay chia sẽ kiến thức về dúi vui lòng liên hệ địa chỉ bên dưới.
Mọi thông tin xin liên hệ:
- Tuấn Quang
- SĐT: 0961 248 195
- Website: https://cungcapduithit.blogspot.com/
https://www.facebook.com/duigiongduithittphcm

Bài viết liên quan: