Phần này chắc có lẽ là phần mà tôi cũng như nhiều bạn đọc mong chờ nhất vì … đọc xong mê cung chữ này cuối cùng cũng đã có đường để đi ra.
Chia sẻ nhiều về quá trình mà bản thân chúng tôi đã gian khổ như thế nào mới có thể duy trì nỗi đến bây giờ, cũng không vì lẽ đó mà chúng tôi lại gác kiếm nghỉ ngơi và ngồi rung đùi với những thành quả mà bản thân đạt được.
Cho nên cũng {Tâm Sự Nuôi Dúi} _P2_Nụ Cười Trên Môi này cũng có lẽ là phần kết cho chuỗi chia sẻ nội dung về dúi này và bạn đọc đừng lo vì đây chỉ là kết thúc chuỗi bài viết nhỏ này thôi và hứa hẹn sẽ còn nhiều bài viết chia sẻ kinh nghiệm về con dúi sắp tới với bạn đọc và đừng bỏ lỡ nhé hãy nhấn nút “FOLLOW” hoặc LIKE FANPAGE https://www.facebook.com/duigiongduithittphcm của chúng tôi để có thông tin tốt nhất cho bạn nhé.
Ở phần kết này tôi sẽ tóm lại một số các trãi niệm đã qua của tôi đồng thời cùng đưa ra một số các giải pháp (mang tính cá nhân) về các bệnh tật con dúi, khó khăn khi nuôi … tất tần tật có thể để giúp cho bạn, người đang đọc, người chuẩn bị nuôi, người mong muốn tìm một con vật nuôi để đổi đời có được một vốn kinh nghiệm tốt nhất làm hành trang trên con đường khó khăn này. Vào đề nào.
Như những khó khăn mà bạn đã chán nãn khi đọc qua mà tôi, chính tôi đã thực sự trải qua trong quá trình bắt đầu nuôi và để kể lại được những trải niệm này là một điều không hề đơn giản và giờ đây sẽ là những điều tốt đẹp nhất mà tôi sẻ chia sẻ cùng các bạn.
Đầu tiên, có lẽ là cách lựa chọn dúi tốt trong bài viết tôi có để ở phần xem thêm thì rất chi tiết nhưng cũng chia sẻ cho bạn đọc biết sơ qua tại đây. Bạn biết đấy mua con gì nuôi cũng vậy đầu tiên nhãn quan chúng ta khi nhìn vào thì con dúi đầu tiên nó phải khỏe, không có những dấu hiệu lạ bên ngoài như là các dấu tích cắn nhau, đặc biệt đối với con dúi là răng phải đều (không phải đếm cho đủ 32 cái răng như con người đâu nha) 4 cái răng to tướng là đặc điểm nhận dạng của dúi, nhất định là không được gãy cái nào.
Mắt dúi phải tròn và sáng. Đó là những đặc điểm nhận dạng cơ bản nhất đấy. Về chi tiết của phần này thì nó khá dài nên tôi sẽ viết ra một bài riêng biệt cho bạn đọc hiểu rõ hơn.
Vì nội dung các phần này khá dài và chúng tôi cũng có chia sẻ qua và thường xuyên cập nhật nên bạn cứ an tâm mà cày cuốc nội dung của bài viết ^^.
Tiếp đến việc quan tâm tiếp theo và về xây chuồng trại sao cho “chuẩn”. Chữ “chuẩn” tôi bỏ trong ngoặc kép vì thật sự về phần làm chuồng không có một quy tắc chung về chuồng trại nào cho con dúi này cả. Nó có những dạng chuồng cơ bản như sau:
Và chắc hẳn bạn sẻ thắc mắc là nó có những đặc điểm khác nhau nào và ưu, khuyết điểm ra sao mà lại chia ra như vậy và đây đường link bên dưới nhé siêu chi tiết cho mọi người đọc luôn tha hồ mà nghiêng cứu ngày đêm:
Rồi xem đến đây mà bạn đọc nào chịu khó xem hết các đường link trên chúng tôi gửi và xem lại thì coi như bạn kiên nhẫn lắm rồi và cũng muốn nuôi con dúi này lắm rồi đúng không? Mà chưa hết phần hay ho về con dúi đâu nha.
Tiếp này khâu này là khó nhất trong phần nuôi dúi khó khăn này đây. Đối với chúng tôi thôi, xin khẳn định thế vì có mấy bác nuôi siêu đẳng thì không có khâu nào là “mần” khó họ được hết.
Tiết lộ đây, đó là phần cho dúi giao phối. Chắc nhiều bạn nói “ui, phần này dễ bỏ con dúi đực vô coi như là xong ngay” nếu thật sự dễ thế thì chúng tôi không nói nó khó để làm gì.
Sự thật là qua trao đổi với nhiều người nuôi thì điều đáng mừng nhất đối với họ thì mỗi tối mà ra cho dúi ăn thì thấy tụi nó âu yếm nhau, giao phối là xác định rằng ngay 2 – 3 ngày sau là bắt con đực ra và bỏ sang con cái khác ngay và đinh ninh rằng nó đã có bầu và … niềm vui chợt tắt khi sau chu kỳ 45 ngày của con dúi mà không thấy đẻ và mặc dù bụng to (do nó ăn nhiều no, mập).
Đấy nghe đến đây chắc bạn thấy có bắt đầu hơi hướng chông gai rồi. Theo lời của 1 bác nuôi dúi lâu năm, tôi chỉ thuật lại, là “tinh trùng của dúi yếu nêu giao phối 1 lần không thể nào đậu ngay được và nếu muốn chắc ăn thì bạn nên nhốt đực cái chung cho đến khi bụng con cái to ra và vú căn lên lúc đó hãy tách con đực ra”.
Thì người nuôi họ nhanh bắt ra thì cũng có cái lý của họ, tôi không nói rằng họ sai, vì thường mua người mua lại mua cái nhiều hơn đực và hối thúc con đực nhanh làm “chuyện ấy” với con cái để nhanh có bầu, bỏ sang con cái khác nuôi cho kinh tế, đấy nếu chúng ta là họ thì chúng ta cũng khó mà làm khác được.
Điều quan trọng tôi nghĩ rằng chúng ta nên nuôi thử trước và đừng nên đốt cháy giao đoạn quá nhanh vì sẽ có nhiều thất bại dẫn đến chúng ta đỗ thừa nguyên nhân này nguyên nhân nọ.
Tốt nhất tôi nghĩ đầu tiên chúng ta chọn dúi nuôi chuẩn bị tâm lý học hỏi là điều quan trọng bạn tập làm quen với mấy “bé” ấy rồi sau khi thử nghiệm cảm thấy ổn trong 6-8 tháng đến lúc đó bạn hãy tiếp tục nuôi nhiều hơn khi bạn có vốn tốt.
Mấy điều vừa chia sẻ trên đây là chưa thắm vô đâu ở những điều sắp xảy ra. Nếu bạn thành công trong việc cho dúi giao phối đừng quá tự đắc khi mình vượt qua ải này. Đừng giống tôi ở phần 2 nhé.
Cứ vẫn mang tâm lý học hỏi và trải niệm là tốt nhất, biết sao không … DÚI ĐẺ … tình trạng đau thương và buồn nhất là khi mà dúi mẹ ăn con của mình. Bạn đừng phán xét chúng tôi nghiệp vì không ai muốn làm thế cả.
Và câu hỏi của nhiều người đã từng nuôi rằng “vậy làm sao để chấm dứt được tình trạng buồn này” thì tôi xin thưa rằng … tôi… không …biết. Và tại sao tôi lại nói vậy trong đầy dẫy những chia sẻ của tôi, là vì sau nhiều thông tin trao đổi cùng các chủ nuôi thì thật sự không có một công thức nào cả.
Nguyên nhân tôi liệt kê cho các bạn biết nhé:
- Do môi trường sống chưa quen cho nên dúi mẹ sợ và đẻ con ra sợ và thế là …
- Do dúi mẹ thiết chất sắt cho nên đẻ dúi con ra và rồi …
- Do dúi mẹ thiếu nước và khi đẻ con ra liếm phần máu ở dạ con nên thấy thế …
- Do dúi mẹ đẻ lần đầu thiếu kinh nghiệm cho nên mới …
- Do dúi thuần chủng chưa tới cho nên mới xảy ra hiện tượng …
- Do chuồng nuôi không làm hang cho nên dúi đẻ sợ hơi người cho nên …
- …
Bạn thấy chưa rất nhiều nhưng bao nhiêu đó tôi nêu ra thôi cũng đủ làm giật mình nhiều người. Và đó là những khó khăn thường trực.
Nói cho cùng thì không phải đưa ra những lý do này làm nãn lòng các bạn có đam mê với con dúi này và nhiều người may mắn thành công sớm và nói chúng tôi nói điêu, nói xạo, chỉ là bạn đi con đường nhanh hơn chúng tôi đã đi thôi và thành thật chúng mừng bạn đã hái được quả ngọt đầu tiên.
Đây chắc cũng là phần kết cho chuỗi series này, đây phần đút kết riêng cho bạn đọc.
Chúng tôi có đưa ra nội dung tóm tắt lấy tên là tài liệu cho nên bạn nào quan tâm thì xem tại đường dẫn
Mọi thông tin xin liên hệ
Tuấn Quang
SĐT: 0961 248 195
Các bài viết hay: